Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?

Răng khôn (R8) là răng mọc thêm vào sau khi các răng khác đã mọc hoàn chỉnh, nằm ở phía xa nhất. Răng thấy trong miệng vào khoảng 17-21 tuổi. Trong quá trình mọc, nó tựa vào phía xa R7 đến khi đạt ở mặt phẳng nhai của cung hàm. Sự thành lập chân răng xong vào khoảng 18-25 tuổi.

Nhổ răng khôn (R8) là gì ?

Nhổ răng khôn (R8) là một trong những phương pháp điều trị trong nha khoa.
Ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi quyết định nhổ R8 là:

  • Tuổi bệnh nhân.
  • Góc tạo bởi trục răng và mặt phẳng nhai, cũng như hướng mọc răng.
  • Vị trí mọc răng.

Tại sao phải nhổ răng khôn (R8)?

Tổ chức National Institute of Health (NIH)- Hoa Kỳ- trong hội nghị quốc tế năm 1979, khi chưa có sự đồng thuận về thời điểm nhổ răng khôn, đã đưa ra những khuyến cáo về chỉ định nhổ răng khôn như sau:

Hiện diện tân sinh, nang hay u trong thành bao mầm R8:

  • Viêm quanh R8 lặp lại nhiều lần.
  • Sang thương sâu R không hồi phục.
  • Làm tổn hại mô nha chu R7.
  • Làm sâu mặt xa R7.
  • Răng khôn R8 mọc đâm vào chân răng R7

Mục đích của việc nhổ răng khôn:

  1. Giảm viêm nhiễm, sưng đau, tai biến do răng khôn mọc mang đến.
  2. Giảm đi nguy cơ di chứng và biến chứng cho các răng kế bên .
  3. Giảm tình trạng đau khớp thái dương hàm
  4. Cải thiện tình trạng lệch lạc khớp cắn do mọc răng khôn làm chen chúc cung răng
  5. Các biến chứng do răng khôn
    Viêm nhiễm tại chỗ: do sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch
    – Gây tổn thương răng bên cạnh (R7)
    – Gây u, nang xương hàm
    – Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác : do răng khôn mọc lệch chèn ép vào dây thần kinh
    – Viêm mô tế bào : biến chứng nặng nề của răng khôn, gây viêm tấy vùng sàn miệng lan tỏa, tình trạng nặng có thể gây chèn ép đường thở, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng trung thất và tử vong.

Quy trình nhổ răng khôn cơ bản

  1. Chuẩn bị dụng cụ
  2. Gây tê vùng
  3. Rạch niêm mạc
  4. Bóc tách vạt niêm mạc màng xương
  5. Khoan xương ổ
  6. Cắt thân răng chân răng
  7. Kiểm tra ổ răng
  8. Khâu niêm mạc ổ răng
Dự phòng biến chứng do răng khôn:
  • Khi bạn cảm thấy đau ở vùng răng khôn.
  • Các mô mềm bên cạnh các răng khôn thường xuyên viêm nhiễm.
  • Có khối u hình thành.
  • Khi nướu bị viêm.
  • Có hiện tượng sâu răng ở các răng liền kề, những răng đó bắt đầu có hiện tượng nứt vỡ.
  • Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình tiểu phẩu răng khôn Trường ĐHYD Huế
Giáo trình Nhổ răng khôn của PGS TS Lê Đức Lánh