Mục lục
Sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không sơ cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện sặc sữa, cha mẹ cần sơ cứu ngay tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Dấu hiệu trẻ sặc sữa ở trẻ em
Khi đang bú, trẻ đột ngột ho mạnh, tím tái, sặc sụa hoặc khóc thét.
Sữa trào qua mũi trẻ, trẻ hốt hoảng, da xanh tái.
Cơ thể co giật, không thể khóc, nôn ra sữa hoặc nước bọt, máu…
Nguyên nhân bị sặc sữa
- Do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười, hóng chuyện.
- Sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su quá rộng, sữa trào ra nhiều khiến trẻ không kịp nuốt.
- Trẻ có thói quen vừa bú vừa ngủ, nhưng lại không nuốt sữa kịp khiến sữa trào lên mũi, khí quản gây sặc.
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bị sặc sữa, cha mẹ ngay lập tức gọi nhân viên y tế ngay ( nếu trẻ đang nằm trong bệnh viện) và tìm cách sơ cứu cho trẻ như: ngay lập tức hút mạnh vào mũi, miệng bé, càng nhanh càng tốt để sữa theo đó ra ngoài, không chảy vào khí quản gây tắc đường thở.
Nếu trẻ có dấu hiệu tắc thở, cần phải tìm mọi cách lay người, kích thích trẻ để trẻ khóc và thở được. Sau đó, đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để kịp thời cứu chữa (nếu trẻ bị sặc sữa tại nhà).
Trong trường hợp, trẻ có dấu hiệu tím tái, ho sặc sụa, nhanh chóng thực hiện những bước sau:
Bế trẻ nầm sấp trên tay, dùng tay vỗ mạnh liên tiếp 5 cái vào lưng để sữa trào ra đường miệng.
Lật trẻ trở lại, nếu trẻ khóc được thì đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để điều trị.
Nếu đã làm 2 cách trên, trẻ vẫn không tỉnh, tím tái và có nguy cơ ngừng thở, lật bé nằm ngửa, dùng ngón trỏ ấn vào ngực và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức. Ấn mạnh 5 cái liên tiếp và làm trong 6 lần, sữa sẽ nhanh chóng được tống ra ngoài.
Lúc này,người nhà nhớ quan sát sữa đã ra hết chưa, nếu chưa tiếp túc mút cho hết sữa thông qua miệng và mũi.
Nếu sữa vẫn chưa trào ra, mẹ lại luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi sữa trào ra thì thôi, khi thấy sữa trào ra, da con hồng hào thì phải đưa tới bệnh viện gần nhất để theo dõi tiếp.
Phòng sặc sữa cho trẻ
- Cho trẻ bú bình trong tư thế nghiêng để phòng sặc sữa
- Để tránh cho trẻ bị sặc sữa, có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ, các mẹ cần lưu ý:
- Không cho trẻ bú khi đang khóc, nô đùa hay cười.
- Không cho trẻ bú khi đói vì dễ khiến trẻ bú nhanh mà không kịp nuốt sữa.
- Cho trẻ bú đúng tư thế: trẻ nằm gọn trong lòng mẹ, hơi nghiêng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Sau khi cho trẻ bú xong cần để đầu trẻ tựa vào ngực mình rồi vỗ nhẹ mấy cái vào lưng bé để làm thông khí trong dạ dày, tránh tình trạng trào sữa, nôn trớ.
- Nếu sữa mẹ quá nhiều, cần dùng 2 tay kịp đầu vú để ngăn sữa khi trẻ đang bú.
- Với những trẻ bú bình cần cho trẻ bú trong tư thế nằm hơi nghiêng, không nằm thẳng, núm vú vừa phải, không rộng quá.