Mục lục
06-03-2023

NGUYÊN NHÂN
Viêm họng
Viêm họng chủ yếu do nhiễm virus, một số ít trường hợp là do vi khuẩn gây ra. Các virus đường hô hấp (rhinovirus, adenovirus, virus cúm, coronavirus, virus hợp bào hô hấp) là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhưng thỉnh thoảng có liên quan đến virus Epstein-Barr (nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân), herpes simplex.
Viêm họng do liên cầu
Nguyên nhân chính do vi khuẩn là liên cầu tan huyết β nhóm A (GABHS), mặc dù các ước tính khác nhau, có thể gây ra 10% trường hợp ở người lớn và nhiều hơn một chút ở trẻ em. GABHS có một mối liên quan đặc biệt vì có khả năng để lại biến chứng sau nhiễm trùng là sốt do thấp tim, viêm thận cầu thận, và áp xe.
Áp xe quanh amidan
Áp-xe ở khu vực họng (áp xe quanh amidan, áp xe khoang quanh họng, và ở trẻ em, áp xe khoang sau họng) không phổ biến nhưng gây đau họng nặng. Các vi khuẩn gây bệnh thông thường là GABHS.
Viêm thanh thiệt
Viêm thanh thiệt, có thể được gọi là viêm thượng thanh môn, thường xảy ra ở trẻ em và thường là do Haemophilus influenzaeloại B (HiB). Hiện nay, do tiêm chủng vắc xin ở trẻ em trên HiB, viêm thanh thiệt cấp/viêm thượng thanh môn đã gần như đã được chấm dứt ở trẻ em (nhiều trường hợp xảy ra ở người lớn hơn).

ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng cơ năng chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, khó nuốt, nói, hoặc thở. Sự xuất hiện và thời gian của bất kỳ triệu chứng mệt mỏi và đau đầu (gợi ý bệnh bạch cầu đơn nhân) được ghi nhận.
Tiền sử bệnh nên tìm kiếm tiền sử của bệnh bạch cầu đơn nhân được ghi lại trước đó (tái phát rất khó xảy ra). Nên tìm hiểu về việc tiếp xúc gần gũi với người có nhiễm GABHS- liên cầu tan huyết nhóm A, các yếu tố nguy cơ truyền bệnh lậu và các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV (ví dụ như quan hệ tình dục không an toàn).
Khám thực thể
Khám toàn thân cần lưu ý sốt và dấu hiệu suy hô hấp, như thở nhanh, khó thở và ở trẻ em, tư thế ngồi thở, (ngồi thẳng, nghiêng về phía trước với cổ ngửa và kéo hàm về phía trước).
Không nên khám họng ở trẻ em khi nghi ngờ viêm thanh thiệt cấp/viêm thượng thanh môn vì nó có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí hoàn toàn. Người lớn không có tình trạng suy hô hấp có thể được kiểm tra nhưng cẩn thận. Sung huyết, chảy mủ, và bất kỳ dấu hiệu sưng tấy xung quanh amidan hoặc khu vực khoang sau họng nên được chú ý. Lưỡi gà ở giữa đường hoặc xuất hiện được đẩy sang một bên cũng nên lưu ý.
Các dấu hiệu cảnh báo
Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:
- Thở rít hoặc các dấu hiệu khác về suy hô hấp
- Chảy nước dãi
- Giọng nói ngậm hạt thị
- Khối phồng trong họng
Viêm thanh thiệt cấp/Viêm thượng thanh môn và áp xe họng gây ra một mối đe dọa đối với đường thở và phải được phân biệt với viêm họng amidan đơn giản, bệnh viêm họng gây khó chịu nhưng không nguy hiểm. Các kết quả khám lâm sàng giúp phân biệt các bệnh này.
Viêm thượng thanh môn/viêm thanh thiệt cấp, có cơn đau họng trầm trọng và khó nuốt, thường không có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) trước. Trẻ em thường bị chảy nước dãi và có dấu hiệu nhiễm độc. Đôi khi (thường ở trẻ em), có các biểu hiện hô hấp, thở nhanh, khó thở, và ngồi dậy để thở. Khi khám, họng biểu hiện không rõ nếu không khám kỹ.
Áp-xe họng và viêm amiđan – họng có thể gây ra sung huyết hầu họng, mủ trên amidan, hoặc cả hai. Tuy nhiên, cần chú ý một số dấu hiệu đặc biệt:
Áp-xe họng: Giọng ngậm hạt thị, khó nói (nói như thể một vật nóng đang được giữ trong miệng); sưng tấy có thể nhìn thấy ở khu vực thành sau họng (thường đẩy lệch khẩu cái)
Viêm họng amidan: Cùng với các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (ví dụ: chảy nước mũi, ho)
Mặc dù bệnh viêm amidan được nhận biết một cách dễ dàng về mặt lâm sàng nhưng nguyên nhân của nó lại không phát hiện được. Các biểu hiện nhiễm virus và GABHS- liên cầu tan huyết nhóm A trùng lặp đáng kể, mặc dù các triệu chứng URI thường gặp hơn với nguyên nhân do virus. Ở người lớn, các tiêu chí lâm sàng làm tăng sự nghi ngờ về GABHS như là một nguyên nhân bao gồm:
- Mủ trên bề mặt Amidan
- Hạch cổ đau
- Sốt (bao gồm cả tiền sử)
- Không có ho

ĐIỀU TRỊ
Điều trị theo tình trạng cụ thể. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng của viêm amidan có thể bắt đầu dùng kháng sinh phổ rộng (ví dụ amoxicillin/clavulanate).
Các phương pháp điều trị triệu chứng như súc miệng nước muối ấm và thuốc giảm đau tại chỗ (ví dụ benzocaine, lidocaine, dyclonine) có thể giúp tạm thời làm giảm triệu chứng.
Kháng viêm (corticosteroid) thỉnh thoảng được sử dụng, cho viêm amiđan, khi có nguy cơ gây nguy cơ tắc nghẽn đường thở hoặc các triệu chứng viêm amidan nặng.
NHỮNG DẤU HIỆU CẦN ĐI KHÁM:
- Đau họng, nuốt vướng, cảm giác sưng đau vùng cổ.
- Ho khan hoặc ho có đàm.
- Thay đổi về giọng nói.
- Cảm giác khó thở.
