Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó nếu không được điều trị hiệu quả nhanh chóng còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Cần hiểu rõ về căn bệnh này và cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu một số vấn đề cần thiết về căn bệnh này.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tổn thương ở niêm mạc da ống hậu môn với biểu hiện là các vết nứt chủ yếu gây đau rát, nhất là khi đi đại tiện. Bên cạnh đó có thể là tình trạng bị áp xe gây cảm giác khó chịu vì hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy.

Bệnh có 4 loại như sau:

• Nứt kẽ hậu môn với vết nứt non: mới hình thành, không sâu, vẫn còn độ mềm mại của bề mặt hậu môn, quan sát vùng niêm mạc xung thấy có chảy máu. Mức độ này thì bệnh nhân chỉ bị đau rát, ngứa hậu môn dai dẳng mỗi lần đi đại tiện.

• Nứt kẽ hậu môn với vết nứt già: độ sâu của vết nứt lớn hơn, sau khi liền vẫn có thể nứt thêm lần nữa, chỗ bị nứt có dấu hiệu chai hóa, sờ vào cứng và thô ráp, niêm mạc xung quanh chảy máu ít.

Mỗi lần đi ngoài là vết nứt này lại bị rạn toác nặng thêm nên càng khiến đau đớn.

Vết nứt mới: trường hợp này là do người bệnh tự phát hiện và đến bệnh viện khám sớm, khó nhận thấy được vết nứt. Nếu khám ở bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa, trực tràng thì mới phát hiện được vết nứt.

• Vết nứt cũ: nhận biết dễ dàng. Phần viền của vết nứt cũng đã chai cứng , vết nứt hướng ra lỗ hậu môn thậm chí bị lòi mẩu thịt nhỏ, phần thịt này dễ bị chảy máu. Mỗi lần búi hậu môn giãn ra do đại tiện là chỗ rách bị toác rất đau.

Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn

Điều trị nứt hậu môn nội khoa

Phương pháp này áp dụng cho cả 4 dạng bệnh ở trên. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để khôi phục tổn thương ở vùng da này.

Thuốc chữa nứt kẽ hậu môn:

Kháng sinh: Giúp chống viêm nhiễm và giảm triệu chứng sưng đau, chảy dịch; phổ biến là các loại thuốc như Cefadroxil, Cefazolin, Cephalexin, Cefixime…
Thuốc uống: Thường là thuốc nhuận tràng giúp khắc phục tình trạng táo bón, làm bền chắc niêm mạc hậu môn và giảm nứt kẽ hậu môn. Hoặc thuốc giảm đau nếu người bệnh cảm thấy đau rát nặng.
Thuốc bôi: Làm giảm điều trị tình trạng sưng viêm và giúp vết nứt nhanh lành hơn. Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường là thuốc mỡ chứa hydrocortisone.
Thuốc đặt hậu môn: Giúp giảm các triệu chứng đau rát khi đi đại tiện.

Việc dùng thuốc trị nứt kẽ hậu môn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt:

Ăn uống khoa học: Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng; trong đó đặc biệt tăng cường chất xơ và nước (nước lọc, nước từ hoa quả và từ món ăn).
Vệ sinh cho hậu môn đúng cách: Nên dùng nước ấm để ngâm rửa cho hậu môn hoặc có thể nấu nước chè, nước lá bàng để chùi rửa. Ngâm rửa mỗi lần đi ngoài, 1 ngày ít nhất 2 lần.

Tránh vệ sinh bằng nước muối và thuốc tím vì càng làm khô niêm mạc hậu môn và rách toác nặng hơn.

Điều trị ngoại khoa

Nhằm mục đích triệt tiêu sự co cứng của cơ thắt trong.

  • Nong hậu môn: Recamier – 1892 làm giảm đau mất vòng luẩn quẩn bệnh lý.
    Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại: Lấy đi nốt loét và tổ chức xung quanh viêm xơ theo hình chiếc vợt hoặc bầu dục.
  • Mở cơ thắt trong thường rạch 2/3 cơ thắt trong ở điểm 6 giờ hoặc rạch ở bên điểm 3 – 9 giờ (tư thế sản khoa). Rạch da dài 1cm xác định sợi cơ thắt cắt bằng kéo hoặc dao điện sâu, khi cắt xong khâu lại da niêm mạc. Có thể rạch cả bó nông cơ thắt ngoài.
  • Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong.
  • Cắt mở cơ thắt trong bằng hoá chất: sử dụng nitroglycerin hoặc botulin A gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự liền.

Aloder – 1994 sử dụng mỡ nitroglycerin đắp ở hậu môn có tác dụng làm giảm áp lực hậu môn lúc nghỉ, nhưng có tác dụng phụ nhức đầu. Jost – 1993 sử dụng độc tố botulin A tiêm vào cơ thắt trong ở hai bên vết loét.

Chỉ định

  • Đối với nứt mới điều trị bằng nong hậu môn.
  • Vết cũ cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt bằng phẫu thụât, hóa chất.

Phẫu thuật trị vết nứt ở hậu môn

Áp dụng trong trường hợp điều trị nứt kẽ hậu môn không thành công ở cách 2 và trường hợp vết nứt cũ. Bác sĩ sẽ cắt bỏ những những chỗ xơ chai trên nền hậu môn và ở viền vết rách. Chỉ ngừng cắt khi bắt đầu thấy có máu rỉ ra ngoài.

Bước tiếp theo là thực hiện che phủ cho vết nứt bằng cách kéo một vạt niêm mạc hậu môn nằm phía trên của vết nứt đắp vào và dùng chỉ catgut dạng mũi ròi để cố định.

Như vậy, việc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn không phức tạp. Trong từng trường hợp cụ thể với mức độ bệnh nặng nhẹ ra sao mà có phương pháp xử lý phù hợp. Bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần chữa trị càng sớm càng tốt.