Mục lục
Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nếu không được xử trí đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu chảy cấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong.
Khi nào được gọi là tiêu chảy: tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần/ngày
Nguyên nhân gây tiêu chảy
- Vệ sinh kém
- Thói quen ăn uống
- Sai lầm về chế độ ăn sam
Cách xử trí
Thứ nhất:
Nên
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc ăn đúng theo tuổi.
- Chia làm nhiều cử ăn trong ngày, bổ sung đạm.
- Uống thêm nước trái cây như cam, chuối, hoa quả, nước dừa
- Vệ sinh tay trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo ăn chín uống chín, sử dụng nguồn nước sạch.
Không nên
- Không cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống
- Giảm khẩu phần ăn của trẻ
- Pha loãng sữa
- Tránh uống nước đường nước ngọt
Thứ hai:
Bổ sung kẽm: Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết, kẽm làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh; kẽm giúp cơ quan tiêu hóa phát triển, góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của ruột vốn bị rối loạn trong thời gian tiêu chảy; kẽm làm tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn .
Kết hợp với việc bổ sung kẽm là bù dịch bằng dung dich Oresol.
Cách pha Oresol
Mỗi gói Oresol được định liều để pha với đúng 1 lít nước. Bạn nên lường chính xác chứ không nên áng chừng.
Mỗi lần, bạn cần pha nguyên một gói cho dù có thể không dùng hết.
Dùng nước đun sôi để nguội khi pha. Tránh dùng nước khoáng vì trong đó đã có các ion kim loại, sẽ làm công thức điện giải trong nước Oresol bị mất cân bằng.
Khuấy cho bột thuốc tan hẳn trước khi đưa trẻ uống. Dung dịch đã pha nếu không dùng hết trong 24 giờ thì đổ đi, pha gói mới.
Cho trẻ uống từ từ từng ít một, liều lượng do bác sĩ quy định theo lứa tuổi và tình trạng bệnh. Không nên ép uống nhiều liền một lúc vì trẻ sẽ dễ bị nôn, nếu trẻ nôn thì dừng lại khoảng 5-10 phút sau đó tiếp tục cho uống
Các dấu hiệu cần đến cơ sở y tế để khám ngay
- Tiêu phân có đàm máu
- Bỏ bú bỏ ăn
- Kích thích vật vã, li bì
- Sốt nhiều hơn
- Khát nước nhiều hơn
- Nôn ói nhiều