Cách xử trí và phòng tránh khi chảy máu mũi

Chảy máu mũi là bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em và người lớn. Chỉ cần một chấn thương nhẹ như ngoáy mũi hoặc va chạm nhẹ đã có thể gây chảy máu bởi niêm mạc mũi có một mạng lưới mao mạch dày đặc, nổi và rất nông.

Nguyên nhân bị chảy máu mũi

  • Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp (thường gặp nhất).
  • Nóng trong người do ăn nhiều thức ăn có tính nóng.
  • Viêm đường hô hấp trên (cảm cúm, viêm xoang, hít hơi độc,…).
  • Bị thương do ngoái mũi hoặc do va đập trực tiếp vào mũi.
  • Vẹo vách ngăn mũi , polyp mũi, hoặc rối loạn quá trình đông máu…
  • Cao huyết áp, xơ cứng động mạch, u bướu,…hay gặp ở người trên 40 tuổi khoảng 64%.
  • Dị vật.
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Sơ cứu khi chảy máu

  • Ngồi thẳng lưng, đầu cúi về phía trước. Tuyệt đối không ngửa cổ lên máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.
  • Nhổ máu ra khỏi miệng.
  • Bóp chặt mũi 5 – 10 phút.
  • Có thể dùng bông gạc cầm máu bán tại các hiệu thuốc đặt vào nơi chảy máu.
  • Đặt cục nước đá vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.
  • Không nên đi lại nhiều trong vài giờ đầu sau khi cầm máu.
  • Sau 10 phút máu mũi vẫn chảy, đưa vào bệnh viện

Đưa nạn nhân vào viện ngay khi

Chảy máu mũi + va chạm vùng đầu.

  • Đã sơ cứu mà máu vẫn chảy.
  • Tăng huyết áp.
  • Đau đầu, nôn mửa,…
  • Ngừng chảy máu một thời gian, máu mũi lại chảy nữa.

Cách phòng chảy máu mũi

  • Bảo vệ không để mũi bị khô. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn bám vào mũi.
  • Bỏ thói quen thường xuyên ngoái mũi. Thay vào đó, vệ sinh mũi bằng khăn giấy sạch vừa an toàn lại không gây tổn thương mũi.
  • Cần ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
  • Xông mũi bằng nước ấm.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.