Mục lục
Bong gân, trật khớp là những tai nạn thương tích thường gặp ở mọi lứa tuổi, dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, tuy là chấn thương nhỏ nhưng nếu không sơ cứu và chữa kịp thời thì có thể lại di chứng về sau.
Bong gân là gì?
Bong gân là tổn thương dây chằng của bao khớp. Khi chấn thương đột ngột làm cho dây chằng bị kéo dài ra hoặc đứt, nhưng không gây di lệch vĩnh viễn các mặt khớp.
Nguyên nhân
Do sự cố khi chơi thể thao, té ngã, đi bộ hay chạy nhanh.
Đối tượng có nguy cơ bong gân cao là những người béo phì hoặc quá gầy, người cao tuổi, các vận động viên, những người đã có tổn thương bên trong.
Bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…và khó phân biệt với gãy xương.
Do đó sau khi ngã hay bị va chạm, nạn nhân thấy đau, khó cử động ở một khớp nào đó mà không có những dấu hiệu của gãy xương thì phải nghĩ tới bong gân. Sau một ngày thì khớp đó sưng tấy và rất đau.
Trật khớp là gì?
Trật khớp là trường hợp có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn các mặt khớp với nhau hoặc đầu xương ra khỏi vị trí bình thường của ổ khớp.
Nguyên nhân
Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót…
Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…
Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: Không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp…
Phân biệt bong gân, trật khớp
Bong gân | Trật khớp |
Đau nhức nơi tổn thương Sưng nề to, có thể có vết bầm tím dưới da Chiều dài chi bình thường không biến dạng Vận động khó khăn , đau nhức Tại nơi khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó | Đau dữ dội, liên tục, nhất là lúc cử động.
Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được. Khớp biến dạng, đầu xương lồi ra, có thể sờ thấy ở dưới da. Chi ở tư thế không bình thường, dài hoặc ngắn laị, thay đổi hướng tùy theo loại khớp. Sưng nề to quanh khớp. Tím bầm quanh khớp |
Xử lý bong gân
- Dùng băng quấn xung quanh khớp để hạn chế cử động của khớp.
- Kê chỗ khớp bị tổn thương lên cao.
- Ngày thứ nhất chườm đá hoặc ngâm chỗ đau vào nước lạnh.
- Sáng ngày thứ hai ngâm chân vào nước ấm nhiều lần trong ngày.
- Không nên xoa bóp một loại thuốc gì lên chỗ bị thương.
- Nếu quấn băng chặt quá thì phải nới băng ra.
- Sau 5 đến 7 ngày mà không thấy đỡ thì phải chuyển nạn nhân đến y tế tuyến trên.
Xử lý sai khớp
– Khi xử trí sai khớp cần nhớ 3 điều sau đây :
+ Nắn cho khớp trở về vị trí cũ càng sớm càng tốt.
+ Bất động cho khớp khỏi bị trật trở lại.
+ Tránh cho khớp đó hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng để khớp lành.
Để phòng ngừa trật khớp cần:
- Thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã.
- Mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm.
- Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Cách phòng ngừa chấn thưởng bong gân, cần:
- Cần thực hiện các bài tập massage đầu gối.
- Cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương bong gân khớp đầu gối, là cần tăng cường sức chịu đựng bền bỉ và tính dẽo dai của các gân cơ, trước các áp lực vận động bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất.
- Uống sinh tố có thể nhiều lần trong ngày.
- Nên mang giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa chỉnh hình giúp phòng ngừa các chấn thương bàn chân và đầu gối không đáng có, hỗ trợ sự ổn định khớp khớp đầu gối khi bị bong gân.