Một số bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh

Các bệnh lý về đường tiêu hóa là những bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay với tỉ lệ người mắc ngày càng cao. Tuy nhiên các bệnh nhân đi khám thường đã ở mức độ nặng của bệnh, khiến cho việc điều trị gặp không ít khó khăn.

Tại Việt Nam, các bệnh về tiêu hóa vẫn đứng hàng đầu ở tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là các bệnh loét đường tiêu hóa chiếm hơn 50% trong cộng đồng. Ngoài ra, còn có các bệnh phổ biến khác như: rối loạn chức năng trào ngược thực quản chiếm trên 60% tổng số bệnh nhân đến khám, bệnh viêm gan B, C chiếm 15% đến 20% dân số nước ta hiện nay.

Việc chẩn đoán ung thư dạ dày sớm và xử lý sớm với phương pháp phẫu tích lớp niêm mạc và dưới niêm mạc có thể kéo dài thời gian sống sau 5 năm cho người bệnh chiếm hơn 90%./.

Nguyên nhân các bệnh lý về đường tiêu hóa

Trong số những nguyên nhân có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, thì chế độ ăn uống được cho là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

Việc ăn uống thất thường, không khoa học, và nhất là ăn nhiều những đồ ăn có chứa lượng lớn đường sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, việc thay đổi thực đơn ăn hàng ngày cũng khiến cho hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng để làm quen, từ đó cũng rất dễ dẫn đến những trịu chứng bệnh.

Ngoài chế độ ăn uống, thì việc người bệnh bị mắc các chứng bệnh và phải sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị cũng có thể sẽ gây nên những tác hại đến dạ dày, ruột, đại tràng… lâu dần khiến những bộ phận này tổn thương và phát bệnh.

Không chỉ dừng lại ở những nguyên nhân trên, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài… cũng có thể khiến quá trình tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng. Do đó, để giúp cho việc tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, các bác sỹ khuyên mọi người hãy loại bỏ những suy nghĩ, mệt mỏi để các vấn đề về tiêu hóa không còn cơ hội xuất hiện.

bệnh tiêu hóa

Một số bệnh tiêu hóa thường gặp

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây đau đớn cho người bệnh. Đau nóng rát là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc trưng của cơn đau:

Cảm thấy bất cứ nơi nào từ rốn đến xương ức.
Từ vài phút đến vài giờ.
Đau hơn khi dạ dày trống rỗng.
Đau giảm bằng cách ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hoặc bằng cách dùng thuốc giảm acid.
Biến mất và sau đó trở lại trong một vài ngày hoặc vài tuần.

Nguyên nhân của hầu hết các vết loét là vi khuẩn H. pylori (HP). Vi khuẩn HP sống và nhân lên trong lớp niêm mạc bao phủ và bảo vệ các mô đường dạ dày và ruột non. Đôi khi nó có thể phá vỡ các lớp niêm mạc và viêm niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, tạo ra loét.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
Hút thuốc lá
Sử dụng nhiều rượu, bia
Căng thẳng, stress

2. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một cụm từ dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy cấp…

Rối loạn tiêu hóa thường liên quan đến chế độ ăn uống, nguyên nhân khởi đầu có thể là ăn phải thức ăn ôi thiu, uống sữa quá hạn sử dụng, ăn rau sống gây đau bụng, đi lỏng, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì rất nguy hiểm. Nhưng có thể là nguyên nhân thứ phát (làm khơi dậy một bệnh nào đó tái phát, ví dụ, ăn chua cay làm cơn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng mạn tính tái phát…).

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản.

Triệu chứng đặc hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là:

Xuất hiện tình trạng ợ chua cảm thấy có dung dịch chảy từ dưới lên.
Ợ nóng: cảm thấy nóng rát ở ngực do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
Chất trào ngược có thể trào lên đến họng gây viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, gây hen phế quản, khó thở.
Sau 1 khoảng thời gian sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.

4. Bệnh viêm đại tràng

Khi bề mặt niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Chứng bệnh này có đặc trưng là rất dễ tái phát và trở nên mãn tính, vì vậy việc điều trị được dứt điểm là điều rất khó khăn.

Là tình trạng do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng.

5. Bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống do những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, thói quen hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..

Theo các chuyên gia, táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ gây giãn các tĩnh mạch vùng trực tràng quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: như ít ăn rau, ít ăn các loại củ quả, uống không đủ nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ do táo bón, khiến bệnh khó chữa trị hơn và có thể tái phát sau khi đã điều trị.
Những người trên 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ là những người ngồi nhiều, ít vận động; phụ nữ sau sinh…

6. Sa dạ dày

Sa dạ dày là hiện tượng kỳ lạ dạ dày không nằm đúng vị trí của chính nó. thông thường, dạ dày nằm chủ yếu ở trong phần xương sườn thứ 11 bên trái, một trong những phần khác nằm ở trong phần bụng trên. ví như dạ dày co bóp kém cỏi rất có thể làm dạ dày sa xuống thấp ở những mức độ từ nhẹ đến nặng (gặp ở 1/3 số người lớn tuổi trên 70 tuổi).

Có các tình huống dạ dày sa xuống tận dưới rốn, kể cả xuống khung chậu. tình huống dạ dày sa rất thấp sẽ gây cảm xúc “đầy bụng” sau khi ăn, thức ăn tồn lưu rất rất lâu trong dạ dày, gây xúc cảm “ậm ạch”, “nặng bụng”. ngoài ra, các cơ ở thành bụng bị “nhão”, khi đứng thẳng nhưng bụng cứ “trướng” ra phía trước mà không tương quan đến lớp mỡ dày ở thành bụng cũng tạo ra sa dạ dày giải pháp khắc phục hiện tượng lạ này đối với không ít trường hợp là tập đều đặn các cơ bụng.

7. Táo bón

Đây là vấn đề thường bắt gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón mạn tính & tác động ảnh hưởng to đến sức khỏe chung, nếu không được điều trị kịp thời hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng con người kế bên những thay đổi theo tuổi, giảm bớt vận động cũng chính là một nhân tố đa phần tạo ra táo bón.

Uống đủ nước là một khuyến nghị nhằm mục đích hạn chế tối đa nguy hại táo bón ở người già những người cao tuổi không trở nên ốm nặng trĩu, lượng nước dẫn vào hàng ngày nên bởi 0–35ml dịch/kg khối lượng. Duy trì cơ chế ăn có đủ thành phần sở hữu nhiều chủng loại rau lá xanh và ngũ cốc. Tập thể dục mang đến hiệu quả giúp chống táo bón, những thuốc làm mềm phân, thuốc thụt tháo & thuốc nhuận tràng hoàn toàn có thể được sử dụng trường hợp táo bón trở nên trầm trọng

Cách phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa

Để phòng ngừa được bệnh về đường tiêu hóa cần tạo cho mình một lối song khoa học và lành mạnh như:

  • Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia và uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn…
  • Tránh ăn thức ăn nhiều chất xơ, cứng, nhiều chất mỡ và gia vị.
  • Nếu thường xuyên thấy chướng bụng, đầy hơi, đôi khi có triệu chứng buồn nôn, đắng miệng, ợ chua, ợ nóng… bạn cần sớm đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.